HPG – Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 57.5

“Hoàn thành Dung Quất, Hòa Phát từ người cao 1m7 sẽ thành người cao 3m4”

Tỷ phú Trần Đình Long

Một báo cáo phân tích chỉ có giá trị khi đưa ra khuyến nghị rõ ràng là MUA hay BÁN. Và ở đây xin nói thẳng là khuyến nghị MUA. Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế Q1/2021 của HPG sẽ là 5696 tỉ (gấp 2.5 lần cùng kì). Giá mục tiêu trong 3 tháng tới là 57.5 (+20%). Các động lực tăng trưởng chủ yếu:

1. Lò cao số 4, hạng mục cuối của KLH Dung Quất đã hoàn thành

  • Lò cao số 4 đi vào hoạt động từ 6/1/2021, sau 30 ngày tổng công suất nhà máy đạt 16k tấn/ngày, dự kiến sản lượng 8 triệu tấn thép thô cho năm 2021.
  • Trong khi đó, năm 2020 sản lượng chỉ là 5.8 triệu thép thô
    -> Như vậy sản lượng thép thô năm 2021 sẽ tăng 38% so với năm 2020 sau khi lò cao số 4 đi vào hoạt động
  • Ở Việt Nam, Hoà phát đã chính thức trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất, vượt qua Formosa
  • Cùng với đó, cảng nước sâu của HPG đã hoàn thành và đi vào hoạt động, có thể đón tàu trọng tải lên tới 200k tấn, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đường thuỷ rất cao của HPG.

2. Thép cuộn cán nóng (HRC)

  • Quý 1 2020 chưa có sản phẩm HRC vì HRC mới có vào tháng 9/2020 nên sẽ có lợi nhuận tăng mạnh trong quý 1/2021. Ước trong quý 1/2021 doanh số bán HRC là 750k tấn. Khan hiếm nguồn cung HRC trên thị trường nên giá HRC liên tục tăng, trung bình giá HRC là 16tr/tấn => 12k tỉ doanh thu cho quý 1/2021
  • Sản lượng phôi thép và thép xây dựng giảm để tập trung cho HRC vì biên lợi nhuận HRC và nhu cầu HRC rất cao. Đặc biệt khi khan hiếm nguồn cung HRC trên thị trường nên giá HRC liên tục tăng. Với biên lợi nhuận gộp ước đạt 25% thì lợi nhuận gộp đến từ HRC cho quý 1 ước lượng là 3000 tỉ
  • Nếu như trước đây các doanh nghiệp tôn mạ phải mua HRC từ Formosa hoặc nhập khẩu thì giờ đã có thể mua trong nước từ HPG với giá tốt hơn rất nhiều.
Giá HRC gần đây xu hướng liên tục tăng.
Nguồn: Investing.com
bieu-do-san-luong-ban-hang-hrc-cua-hoa-phat
Sản lượng bán hàng HRC liên tục tăng
Nguồn: hoaphat.com.vn


3. Động lực thúc đẩy các mảng kinh doanh

  • Chính sách thúc đẩy đầu tư công của nhà nước sẽ tiếp tục được chú trọng trong năm 2021 để thúc đẩy nền kinh tế, giảm bớt tác hại của dịch bệnh.
  • Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam, kéo theo đó là nhu cầu xây dựng tăng mạnh
  • Nhu cầu tôn mạ từ các thị trường xuất khẩu tăng mạnh, đặc biệt là châu Âu.
  • Hoà phát sẽ liên tục tăng thị phần thép vì giá cạnh tranh (do khép kính chuỗi sản xuất) mà chất lượng lại tốt nhất thị trường. Đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự tăng trưởng trong dài hạn của HPG
  • Gần đây, HPG đã được phê duyệt chủ trương mở rộng KCN Phố Nối thêm 92.5. HPG sẽ tiếp tục mở rộng các KCN hiện có và các dự án BĐS khác.

4. Định giá

  • Thận trọng, với sự góp mặt của lò cao số 4 giúp tăng 38% doanh thu so với cùng kì, lợi nhuận gộp của thép không tính HRC là 2700 x 1.38 = 3726 . Mảng nông nghiệp dự kiến đóng góp 600 tỉ, nhỉnh nhẹ so với quý 4 2020. Vì vậy lợi nhuận gộp sẽ là 3726+3000+600= 7326 tỉ. Chi phí ước tính là 1630 tỉ vì nhà máy đã hoàn thành, không phát sinh thêm nhiều chi phí => lợi nhuận sau thuế là 5696 tỉ. Tương ứng, P/E là 8, quá rẻ so với một doanh nghiệp thép đầu ngành trên đà tăng trưởng. Với mức p/e mục tiêu thận trọng là 10. Giá mục tiêu trong 3 tháng tới là 57.5 (+20%). Đây mới chỉ là dự phóng tới quý 1/2021 chứ chưa dự phóng cho cả năm 2021. Thực tế lợi nhuận còn có thể cao hơn nhiều trong năm 2021
  • Cùng với FPT thì HPG là một doanh nghiệp hội tụ mọi tiêu chí để trở thành một cổ phiếu tốt để đầu tư theo các tiêu chí phân tích cơ bản của chúng tôi.

Sơn Hà
ĐT/Zalo: 0886234455
Kênh Youtube: Link
Room tư vấn: Link
Nhóm Facebook: Link

4 comments

Leave a Reply