Top 5 ngân hàng đáng chú ý nhất để đầu tư năm 2022

Báo cáo tài chính quý 4 năm 2021 của các ngân hàng đã được công bố. Chúng tôi tổng hợp lại các chỉ số về sự tăng trưởng của các ngân hàng trong năm vừa qua và đưa ra chấm điểm xếp hạng các ngân hàng đáng chú ý để đầu tư trong năm 2022.
1.BXH các ngân hàng có tài sản lớn nhất năm 2021

Đứng đầu về giá trị tài sản vẫn là các ngân hàng quốc doanh là BID, CTG và VCB. Trong đó CTG có sự tăng trưởng nhiều nhất nhóm này khi tăng 14.2%. Nhóm ngân hàng tư nhân dẫn đầu là ngân hàng MBB, ngay sau đó là các ngân hàng TCB, VPB, ACB…
Top 5 ngân hàng có mức độ tăng trưởng tài sản nhiều nhất là TPB (41.9%) tiếp sau là VPB (30.7%), TCB (29.4%) và VIB (26.5%).
2. BXH các ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất năm 2021

Đứng đầu về lợi nhuận trước thuế là ngân hàng VCB , ngay sau đó là TCB. Ngân hàng TCB đã có sự tăng trưởng về lợi nhuận rất mạnh tăng đến 47.1%.
Trong nhóm ngân hàng nhà nước, BID là ngân hàng đạt được con số tăng trưởng rất ấn tượng, đạt mức 50.7%, con số này cũng là rất cao với cả các ngân hàng thương mại. Con số này đến rất lớn từ việc giảm nợ xấu.
Về nhóm các ngân hàng tư nhân, TCB là cái tên đứng đầu danh sách, năm nay cũng là năm lợi nhuận của TCB đạt mức cao kỷ lục đạt 23,238 tỷ đồng và tăng đến 47.1% so với năm ngoái. Năm 2021 là năm rất thành công của TCB. Cái tên đáng chú ý tiếp theo là MBB (52.1%), MBB cũng là ngân hàng có rất nhiều lợi thế cạnh tranh trong nhóm ngân hàng. Thành công của MBB năm 2021 đến từ việc tăng trưởng rất mạnh về tỷ lệ CASA và sự quản lý rất tốt khi đã kiểm soát được nợ xấu.
Các ngân hàng tư nhân ước tính đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 22%, cao hơn so với ngân hàng quốc doanh (+19%), do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn.
Top 5 ngân hàng được đánh giá cao nhất về quy mô và tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2021 là: MBB, BID tiếp theo là SSB, MSB và SHB.
3. BXH các ngân hàng cho vay nhiều nhất năm 2021

Dẫn đầu về cho vay khách hàng là ngân hàng BID. Còn tính trong nhóm ngân hàng tư nhân, ngân hàng STB đứng vị trí đầu tiên. Trong đó dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng là ngân hàng MSB, tăng 27% so với cùng kỳ, tiếp sau là TCB (25%), MBB (21%) và VPB (21%).
Trong năm 2021, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 13,5%. Do ảnh hưởng của dịch Covid nên tăng trưởng tín dụng không cao như kỳ vọng.
Trong năm 2022, mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đề ra là 14%, có điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Top 5 ngân hàng chúng tôi đánh giá cao trong mục này là: MSB (27%), TCB (25%), MBB (21%), VPB (21%) và VIB (19%).
4. BXH các ngân hàng có tiền gửi khách hàng nhiều nhất năm 2021

Hiện cả 3 ngân hàng CTG, VCB và BID đều có tiền gửi đạt trên 1 triệu tỷ đồng. 3 ngân hàng này cùng với Agribank đang nắm giữ thị phần khoảng 47- 49% tiền gửi toàn hệ thống hiện nay. Trong nhóm này, ngân hàng CTG có sự tăng trưởng tiền gửi rất mạnh lên đến 17% và thuộc top các ngân hàng tăng trưởng tền gửi nhiều nhất.
Top 5 ngân hàng có tăng trưởng tiền gửi nhiều nhất là MBB (23,7%) sau đó lần lượt là TPB (20,4%), NAB (17,4%), CTG (17,3%) và VIB (15,4%).
Trong tiền gửi của khách hàng chúng ta cần phải chú ý tỷ lệ CASA. CASA thể hiện nguồn huy động vốn giá rẻ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì biên độ lãi ròng (NIM) của ngân hàng càng tốt.
5. BXH các ngân hàng có tỷ lệ CASA lớn nhất năm 2021

Quán quân về tỷ lệ CASA thuộc về ngân hàng TCB với 50.5%, tiếp sau đó là MBB (47.6%) và MSB (35,6%). Trong đó, MBB đang bám rất sát TCB khi có sự tăng trưởng mạnh nhất toàn ngành, đạt mức tăng 8,3% so với năm ngoái. Đây là con số rất ấn tượng và càng củng cố lợi thế của MBB. Tiếp theo là MSB, khi ngân hàng này cũng có con số tăng trưởng cũng rất cao, đạt mức 6,6% và lần đầu tiên lọt vào top 3 tỷ lệ CASA.
Thành công của các ngân hàng trong cuộc đua CASA đến từ chuyển đổi số và ứng dụng công nghê. Ngân hàng TCB đã đi trước trong việc chuyển đổi số nên họ đã có được vị trí dẫn đầu cuộc đua. Các ngân hàng còn lại cũng đang tích cực chuyển đổi để có thể theo kịp trong cuộc đua này.
Top 5 ngân hàng có tỷ lệ và tăng trưởng CASA tốt nhất là : MBB, MSB, TCB, VPB và TPB.
6. BXH các ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất năm 2021

Ngoài các yếu tố thuận lợi, các ngân hàng cũng có nhiều yếu tố bất lợi và yếu tố lớn nhất đó là nợ xấu. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nợ xấu của các ngân hàng cũng tăng lên. Ngân hàng VPB đã vượt qua BID đề đứng đầu danh sách này, khi tăng đến 60,1% so với năm ngoái. Nợ xấu của VPB đến từ công ty con FE credit, khi công ty này làm ăn khó khăn trong đợt dịch vừa rồi. Và rất nhiều ngân hàng khác đã tăng rất nhiều nợ xấu.
Tuy nhiên trong cái xấu chung đó cũng có những ngân hàng thể hiện được bộ mặt tích cực. Nổi bật nhất là BID, khi ngân hàng này đã giảm đến 38% nợ xấu của mình và đã giảm 2 bậc về còn xếp thứ 3 trong danh sách.
Top 5 ngân hàng có nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu và mức giảm nợ xấu tốt nhất theo đánh giá của chúng tôi đó là: BID, TPB, MBB, VCB và TCB.
Mặc dù nợ xấu tăng nhưng các ngân hàng cũng đã trích lập nhiều cho dự phòng nợ xấu. Nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% cho nợ cơ cấu.
7. Tổng kết
Với kết quả khá tốt trong năm 2021, chúng tôi dự đoán năm 2022 các ngân hàng cũng vẫn có được kết quả kinh doanh khả quan. Động lực cho sự tăng trưởng của ngân hàng đến từ việc phục hồi kinh tế và chuyển đổi số. Các ngân hàng vẫn sẽ duy trì được mức tăng trưởng tín dụng cao khoảng 14%.
Tổng kết lại, chúng tôi sẽ lập bảng xếp hạng theo các tiêu chí trên. Mỗi tiêu chí chúng tôi chỉ lấy 5 ngân hàng có số điểm cao nhất và đánh giá theo thang 5 điểm.

Từ bảng tổng hợp trên, chúng tôi đưa ra đánh giá top 5 ngân hàng tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá của chúng tôi. Top 1 là MBB với số điểm vượt trội, đứng sau lần lượt là TPB, TCB, MSB và BID.
Sơn Hà
ĐT/Zalo: 0886234455
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/shchungkhoan?sub_confirmation=1
Room tư vấn: https://zalo.me/g/ojiwut091
Nhóm Facebook: https://www.facebook.com/groups/ChungKhoanFPT